Liên hệ

Friday, March 10, 2017

Đôi điều cần biết về hội chứng ruột kích thích


Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn phổ biến ở ruột dẫn đến đau thắt ruột, đầy hơi, sình hơi và những thay đổi trong vận động ruột bình thường.

Đôi điều cần biết về hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích được hiểu và biết đến như thế nào?


Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn phổ biến ở ruột dẫn đến đau thắt ruột, đầy hơi, sình hơi và những thay đổi trong vận động ruột bình thường.

Một số người thì bị IBS có táo bón (khó khăn hoặc ít vận động ruột); một số khác thì có kèm tiêu chảy (đi tiêu thường xuyên, thường đi tiêu khẩn cấp); và một số thì có kèm cả hai. Thỉnh thoảng những người bị IBS bị đau thắt ruột rất muốn đi tiêu nhưng không thể thực hiện được.

Trong suốt những năm qua, IBS được biết đến với nhiều tên gọi – viêm ruột kết, viêm ruột kết có chất nhầy, liệt đại tràng, liệt ruột, và bệnh chức năng ruột. Hầu hết những tên gọi này là không đúng.

Viêm ruột kết là một ví dụ, đó chủ yếu là tình trạng viêm ở đại tràng (ruột kết). Tuy nhiên, IBS thì không dẫn đến viêm và không nên lẫn lộn với những rối loạn khác, như viêm loét đại tràng.

Nguyên nhân chính xác của IBS là gì?

Nguyên nhân của IBS vẫn chưa được biết, cũng như chưa có cách điều trị. Các bác sĩ gọi nó là rối loạn chức năng bởi vì không có một dấu hiệu bệnh nào được tìm thấy khi khám đại tràng.

IBS dẫn đến sự khó chịu và lo lắng nhưng không gây hại lâu dài đến đường ruột, không gây chảy máu hay một bệnh trầm trọng nào ở ruột như ung thư.

IBS thường chỉ là một rối loạn nhẹ, nhưng đối với một số người nó có thể gây nên bệnh. Họ có thể không có khả năng đi đến các hoạt động xã hội, đi ra ngoài làm việc, hoặc thậm chí đi du lịch ngắn hạn.

Tuy nhiên, hầu hết những người bị IBS có khả năng kiểm soát các triệu chứng thông qua các loại thuốc do bác sĩ của họ, chế độ ăn uống, và kiểm soát sự căng thẳng.

Các yếu tố góp phần gây ra IBS

Đại tràng (ruột già): dài khoảng 6 feet, nối giữa ruột non với trực tràng và hậu môn. Các chức năng chính của ruột già là hấp thu nước và muối từ các sản phẩm tiêu hóa đi vào từ ruột non.

Mỗi ngày có khoảng 1,14 lít chất lỏng đi từ ruột non đến ruột già.Các nguyên liệu này có thể nằm lại đó trong vài ngày cho đến khi hầu hết các chất lỏng và muối được hấp thu vào cơ thể. Chất thải sau đó đi qua ruột già đến cạnh bên trái của ruột và nằm ở đó cho đến khi nhu động ruột xảy ra.

Nhu động của ruột già (sự co bóp cơ ruột và di chuyển các thành phần bên trong lòng của nó) được kiểm soát bởi thần kinh và hormone và bằng cách dùng hoạt động điện trong cơ ruột. Hoạt động điện có chức năng như là một "người giữ nhịp" tương tự với những cơ chế kiểm soát mà chức năng tim.

Chuyển động của ruột già giúp đẩy các chất chứa bên trong một cách chậm chạp về phía, nhưng chủ yếu về hướng trực tràng. Một vài lần mỗi ngày, các cơ co bóp mạnh mẽ để đẩy phân đi xa hơn. Một vài trong số những lần co bóp mạnh mẽ đó gây ra nhu động ruột.

Bởi vì các bác sĩ đã không thể tìm thấy một dấu hiệu trên cơ quan nào gây ra nên thường IBS được cho là gây ra bởi cảm xúc hay sự căng thẳng. Mặc dù căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của IBS, nghiên cứu cho thấy các yếu tố khác cũng rất quan trọng.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng các cơ ruột già của một người bị IBS bắt đầu bị co thắt chỉ cần sau một kích thích. Những người bị IBS dường như có đại tràng nhạy cảm hơn và dễ phản ứng hơn những người bình thường, vì vậy nó đáp ứng mạnh mẽ với sự kích thích gây nên sự gây nên sự khó chịu cho người bệnh.

Những điều kiện bình thường như ăn uống và sình hơi do chất béo và các chất khác trong ruột già có thể dẫn đến một sự phản ứng mạnh mẽ trong ruột ở những người bị IBS.
Một số loại thuốc và thực phẩm có thể gây ra sự co thắt ở một số người. Đôi khi các cơn co thắt làm chậm trễ sự di chuyển của phân, dẫn đến táo bón.

Sô-cô-la, sản phẩm sữa, hoặc số lượng lớn rượu thường xuyên là nguyên nhân chủ yếu. Caffeine là nguyên nhân gây ít phân trong nhiều người, nhưng nó ảnh hưởng nhiều hơn đến những người có IBS.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng phụ nữ với IBS có thể có nhiều triệu chứng hơn trong thời kỳ kinh nguyệt, từ đó đưa ra giả thuyết rằng hormones có thể tăng triệu chứng IBS.

Triệu chứng của IBS là gì?

Nếu bạn có liên quan đến IBS, điều quan trọng là phải nhận thấy rằng bình thường chức năng ruột khác nhau từ người này sang người khác. Đi tiêu bình thường sẽ thay đổi từ 3 lần 1 ngày đến 3 lần 1 tuần. Sự đi tiêu bình thường là đi tiêu không khó khăn, không có máu, và không đau.

Mặt khác, những người bị IBS, thông thường có cơn đau bất thường ở bụng kèm với táo bón hoặc bị tiêu chảy. Trong một số người, có thể có táo bón và tiêu chảy luân phiên nhau. Đôi khi người bị IBS có chất nhầy khi đi tiêu. Chảy máu, sốt, giảm cân, và đau day dẳng, dữ dội không phải là triệu chứng của IBS nhưng có thể là do các vấn đề khác.

Làm thế nào để chẩn đoán IBS?

IBS thường được các bác sĩ chẩn đoán sau khi loại bỏ sự hiện diện của các bệnh khác. Để có thể đạt được điều này, các bác sĩ sẽ phải hỏi về tiền sử dùng thuốc bao gồm cả việc mô tả cẩn thận các triệu chứng.

Khám lâm sàng và các thí nghiệm sẽ được thực hiện. Mẫu phân sẽ được kiểm tra để tìm sự hiện diện của máu. Bác sĩ cũng có thể có một quy trình khám như chụp X-quang hoặc nội soi (xem đại tràng bằng một ống dẻo qua hậu môn) để xem có bệnh hay không

Stress cũng kích thích sự co thắt đại tràng ở những người bị IBS. Quá trình này không được hiểu rõ một cách hoàn toàn, nhưng các nhà khoa học đã lưu ý rằng đại tràng được kiểm soát một phần bởi hệ thống thần kinh.

Giảm stress (thư giãn) dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ giúp giảm các triệu chứng IBS trong một số người bệnh. Tuy nhiên, bác sĩ lưu ý rằng điều này không có nghĩa là IBS là kết quả của một chứng rối loạn tính cách. Ít nhất IBS là một phần của sự rối loạn nhu động ruột.

Việc ăn uống dẫn đến sự co thắt đại tràng. Bình thường, phản ứng này có thể gây ra nhu động ruột trong vòng 30 đến 60 phút sau khi ăn. Ở người bị IBS, nhu động này có thể đến sớm hơn và có thể kèm tiêu chảy.

Sự mạnh mẽ của các phản ứng thường liên quan đến số lượng calo trong một bữa ăn và đặc biệt là số lượng chất béo. Chất béo ở bất kỳ hình thức nào (động vật hoặc thực vật) là một tác nhân kích thích mạnh mẽ đến sự co thắt đại tràng sau bữa ăn.

Nhiều loại thức ăn có chứa chất béo, đặc biệt là các loại thịt, da của gia cầm, các loại sữa, kem, phô mai, bơ, dầu thực vật, mỡ pha vào bánh cho xốp, giòn, lê, và mặt trên của bánh.

Xem thêm: hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì? - các dạng viêm đại tràng thường gặp
Từ khóa tìm kiếm bài viết: chữa hội chứng ruột kích thích bằng đông y, nguyên nhân hội chứng ruột kích thích, điều trị hội chứng ruột kích thích ibs, hoi chung ruot kich thich nen an gi, bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích, hoi chung ruot kich thich uong thuoc gi, hoi chung ruot kich thich co nguy hiem khong, hội chứng ruột kích thích ở trẻ em

No comments:

Post a Comment