Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích
Về cận lâm sàng: tối thiểu phải làm: HC, HB, BC, CTBC (phát hiện thiếu máu và viêm ). Soi trực tràng sigma (niêm mạc bình thường, không có viêm loét đặc hiệu, có thể nhiều nhầy, co thắt khó cho ống lên cao).
Nếu bệnh nhân trên 40 tuổi phải được chụp đại tràng thụt baryt. Nếu bệnh nhân đã dùng kháng sinh nhiều kéo dài cần cho cấy phân tìm nấm và vi khuẩn Shigella, tìm ký sinh trùng…
Chẩn đoán phân biệt
- Loại ngay những bệnh nhân:
- Đại tiện phân có máu.
- Có sốt.
- Có sút cân nhanh.
- Có tiểu máu .
Phân biệt với một số bệnh tiêu hoá khác
- Viêm dạ dày tá tràng (dựa X quang, soi dạ dày).
- Lỵ amíp, lỵ trực khuẩn (phân có máu, cấy phân tìm Shigella).
- Lao hồi manh tràng.
- Ung thư đại tràng.
Chẩn đoán nguyên nhân
Đây là một hội chứng bệnh có nhiều yếu tố tham gia:Trạng thái thần kinh tâm thần căng thẳng (stress tình cảm tâm lý làm cho các triệu chứng của HCRKT xuất hiện hoặc nặng thêm).
Nguyên nhân của đau: do đại tràng bị căng giãn do khí trong ruột làm căng giãn ống tiêu hoá, hoặc khí phân bổ không đều trọng ống tiêu hoá. Bằng thực nghiệm kích thích phần trên ống tiêu hoá cũng gây ra đau. Khi đưa ống soi vào gây đau…
Dùng máy ghi hoạt động điện cơ sở của đại tràng:
- Tăng co bóp ở nhóm có táo bón và đau
- Giảm co thắt ở nhóm có triệu chứng đi phân lỏng
Các tác nhân tới sự vận động của đại tràng
- Thuốc (Propranolon), nội tiết (Cholecystokinin, Pentagastrin), sự căng giãn đại tràng. Serotonin làm tăng sự vận động của ruột non nhưng lại làm giảm sự hoạt động của đại tràng. Glucagon làm co thắt đại tràng.
- Các cảm xúc: làm thay đổi vận động đại tràng
- Đối với bữa ăn, phản xạ dạ dày - đại tràng (Reflexe gastro-colique) xuất hiện chậm hơn và kéo dài hơn 40-80 phút (bình thường phản xạ này xuất hiện cùng một lúc và kéo dài chỉ đến 40 phút) theo (Sullivanet al 1978)
Ở người mắc HCRKT: vận động vận chuyển của ruột non tăng lên ở người đi phân lỏng và chậm lại ở người táo bón và đau bụng
Vai trò dị ứng thức ăn đang tiếp tục nghiên cứu: Năm 1982 bằng phương pháp mù kép tác giả AlunJ.et.al, cho ống xông vào dạ dày rồi bơm một số thức ăn vào (những thức ăn mà bệnh nhân kiêng vì ăn vào gây đau) tác giả nhận thấy 14/21 ca bị đi lỏng hoặc đau song song với tăng lượng Prostaglandin E2 ở hậu môn.
Xem: hội chứng ruột kích thích kiêng ăn gì - đại tràng là gì - thuốc trị đại tràng của nhật
No comments:
Post a Comment